Archive for Tháng Một, 2012

31.01.2012

“TIỂU THƯ” FDI VÀ KINH TẾ VIỆT NAM

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Tạ Thị Ngọc Thảo
Nguồn: khoahocnet.com

“Nguồn FDI trên thế giới đang “đói” thị trường”– Tổng thư ký UNCTAD

Trong một thế giới đang tiến dần đến “phẳng” như hiện nay, nếu có một nguồn vốn nào rất dồi dào, rất hào phóng, rất quan trọng, nhưng nhạy cảm với thời cuộc, nhạy bén với thị trường và là niềm mơ ước của nhiều quốc gia, nhiều doanh nghiệp, thì đó chính là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

read more »

31.01.2012

Những Yếu Tính Của Một Xã Hội Văn Minh Thiện Đức: Bình Đẳng, Tự Do, Dân Chủ, Dân Quyền, Nhân Quyền, Đa Nguyên, Và Tư Hữu

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Iris Vinh Hayes
Nguồn: Dân Luận

“Thật lạ đời rằng trong một chế độ dân chủ tự do, nơi người ta không chính thức đưa đạo đức lên như một giá trị của thể chế, nơi người ta chỉ dành nhiều thời gian và công sức để đề cao và bảo vệ nền pháp trị thì đạo đức lại được phát huy. Bởi xét cho cùng những giá trị như công bằng, tự do, tự thân chúng lại là một vấn đề đạo đức.

read more »

30.01.2012

Chúng Ta Còn Thua Kém Nhiều Dân Tộc Khác Trên Thế Giới

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Phạm Sơn khanh
Theo blog Tin Lề Trái

Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc khác trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.

read more »

30.01.2012

“Mổ xẻ” trước khi dịch

bởi tuonglaivietnam

Nguồn: phamvuluaha.wordpress.com

Khi học môn reading, sinh viên thường yêu cầu giáo viên dịch toàn bộ bài đọc. Điều này thể hiện một sai lầm phổ biến: đồng nhất hai kỹ năng đọc hiểu và dịch. Thực ra, người dịch không những phải hiểu thấu văn bản gốc, mà còn phải có khả năng diễn đạt lại cho người khác hiểu bằng ngôn ngữ đích. Nếu bất cẩn, người dịch chỉ chú ý nghĩa bề mặt (thường là do chỉ để tâm dịch từng câu riêng lẻ), mà bỏ quên mất nghĩa chiều sâu (do không xét đến văn cảnh).

read more »

29.01.2012

VĂN HÓA TRONG KINH TẾ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CHỦ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Tạ Thị Ngọc Thảo
Nguồn: khoahocnet.com

Kinh tế không văn hóa là kinh tế mông muội, hoang dã.
Thương trường không văn hóa chỉ còn là chiến trường.

Hội thảo: “Chính sách văn hóa trong kinh tế” do Viện Văn hóa – Phát triển thuộc Học viện Chính trị Quốc gia tổ chức là dịp để những người như tôi, một chủ đầu tư – kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, nhìn lại một cách tổng quát vấn đề văn hóa trong kinh tế

read more »

29.01.2012

Tinh thần Mêkông

bởi tuonglaivietnam

Thác Khone của sông Mekong trên địa phận Lào.RFA

Tác giả: BS Ngô Thế Vinh
Nguồn: rfa.org

Các quốc gia thành viên ký kết cùng đồng ý là “bằng mọi cố gắng phòng tránh, làm nhẹ hay giảm thiểu những hậu quả tác hại trên môi trường… do phát triển và xử dụng Lưu vực Sông Mekong.”

Điều 7 trong “Hiệp Ước Hợp Tác Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Mekong” 1995

“Sông Mekong đang bị đe dọa nghiêm trọng vì sự lạm dụng nguồn nước và hậu quả của biến đổi khí hậu. Nếu không có một chính sách khai thác thận trọng và hợp lý các nguồn tài nguyên sông Mekong, con sông hùng vĩ này không thể nào sống còn”. Abhisit Vejjajiva, Hua Hin MRC Summit 2010

read more »

27.01.2012

Tệ Nạn Buôn Người

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Ngày 10 tháng 12 , 2011 vừa qua, Chính phủ Đài Loan đã trao giải thưởng Nhân Quyền và Dân Quyền Á Châu năm 2011 cho Tổ chức BPSOS, Ủy Ban Cứu Người Việt Biển, mà Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng là Giám Đốc Điều Hành từ mấy thập niên vừa qua.
Trong lễ vinh danh, Tổng Thống Đài Bắc Mã Anh Cửu tuyên bố :“Cách đây 5 năm, giới truyền thông trong và ngoài nước xem Đài Loan là thiên đường của những kẻ buôn người. Ngày nay, quốc tế ghi nhận Đài Loan là quốc gia hàng đầu về phòng và chống buôn người. BPSOS và Ts. Thắng, qua Liên Minh CAMSA, đã đóng góp nhiều cho sự chuyển đổi này”.

read more »

27.01.2012

Giáo dục Tổng quát (Liberal Education)

bởi tuonglaivietnam

David E. Bloom và Henry Rosovsky, Harvard University – Phạm Thị Ly chuyển ngữ
Nguồn:  LyPham.net

VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRI THỨC TỔNG QUÁT
Tổng quan
Văn minh phương Tây có truyền thống giáo dục theo tinh thần tự do từ lâu đời, ở đó kiến thức tổng quát, sự hiểu biết và tôn trọng ý kiến của người khác được coi là điểm nhấn của toàn bộ sự phát triển cá nhân trong đó có việc đào tạo nghề nghiệp.

read more »

26.01.2012

MÙA XUÂN & HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: BS Hồ Đắc Duy
Nguồn: khoahoc.net

Mùa xuân là mùa cưới. Người ta thường chọn ngày cuối đông sang đến đầu xuân vào khoảng cuối tháng 10, cái tháng mà lúa tháng mười vàng mơ, cau tháng mười căng quả, trầu tháng mười xanh lá.
Mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa của ánh mắt rạo rực yêu thương của những lứa đôi chờ đợi mùa của việc hôn nhân, mùa của ngày hợp cẩn tơ hồng.

read more »

26.01.2012

Đổi mới Giáo Dục: Phải hướng tới mục tiêu “Dạy làm người”

bởi tuonglaivietnam

Giáo dục nhân cách, giá trị sống cho học sinh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp con người hoàn thiện hơn. Ảnh Báo Lao động.

Tác giả: Xuân Trung
Nguồn: giaoduc.net.vn

(GDVN) – Một nền giáo dục toàn diện từ kỹ năng sống, nhận thức, thái độ, hành vi, lí tưởng, giá trị, ngoại ngữ từ các cấp học sẽ giúp giáo dục nhân văn hơn.
Phát triển giáo dục toàn diện tạo nên một bước vững chắc trên con đường đổi mới căn bản và toàn diện

read more »

25.01.2012

Những Quyết Tâm Ðầu Năm

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức

Cuối năm tính sổ, chợt nhớ ra, năm vừa qua mình cũng hơi lơ là trong việc giữ gìn cơ thể, kiểm soát sức khỏe tổng quát. Và quên không chích ngừa bệnh Cúm, nên tháng trước nằm đo giường mất hơn mười ngày. Vì mấy anh chị siêu trùng “ông Cúm, bà Co” hành hạ.

read more »

25.01.2012

GS. Trần Văn Thọ: Cơ hội bỏ lỡ và nguy cơ lệ thuộc

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: GS. Trần Văn Thọ, Cao Nhật – Bích Diệp (thực hiện)
Nguồn: vef.vn

Việt Nam đã bỏ mất nhiều cơ hội do môi trường pháp lý chậm cải thiện, kéo dài chính sách đối xử phân biệt với nước ngoài và chính sách công nghiệp không rõ ràng, thay đổi thường xuyên. Chưa kể, chúng ta còn phải đối mặt với những nguy cơ khi lệ thuộc quá nhiều vào một nền kinh tế.

read more »

Nhãn:
24.01.2012

NĂM THÌN BÃO LỤT

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Trần-Đăng Hồng PhD
Nguồn: khoahocnet.com

Tại Việt Nam năm nào cũng có lụt, không lụt lớn cũng có lụt nhỏ. Chẳng hạn ở Miền Trung bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 DL đều có lụt vì là mùa mưa lũ. Dãy Trường Sơn chận mây tạo mưa ở sườn đông, đồng bằng lại nhỏ hẹp nên không tránh được lũ lụt. Tại đồng bằng Cửu Long, hàng năm đều có ngập lụt định kỳ.

read more »

24.01.2012

Những người Việt thành công trên thế giới năm qua

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Tú Uyên
Nguồn: http://vietnamnet.vn

Trên thế giới có khoảng 3,5 triệu Việt kiều đang sinh sống tại 94 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong năm qua, nhiều người Việt đã có tên trong các danh sách được bình chọn là “nổi tiếng”.

Người Việt lọt top 100 thiên tài thế giới

read more »