Posts tagged ‘TS Vũ Quang Việt’

31.03.2012

Phát triển giáo dục: vai trò của học phí, trách nhiệm nhà nước và khả năng ngân sách nhà nước

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Vũ Quang Việt

Nguồn: tapchithoidai.org

Đây là bài thứ ba trong ba bài tác giả viết liên quan đến cải cách giáo dục ở Việt Nam. Bài thứ ba này tập trung vào phân tích vai trò và trách nhiệm của nhà nước.

Bài viết cho rằng bất cứ một xã hội thị trường nào hiện nay, dù theo bất cứ khuynh hướng xã hội nào, giáo dục cho trẻ em vị thành niên là trách nhiệm của nhà nước, và hầu hết các nước có điều kiện kinh tế đều miễn phí giáo dục phổ thông

read more »

30.03.2012

Dự báo thay vì đặt chỉ tiêu

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: TS Vũ Quang Việt

Chỉ tiêu tăng GDP hàng năm, thậm chí bình quân năm năm, mang tính pháp lệnh, là điều không có trong bất cứ một nền kinh tế thị trường nào.

Trong cơ chế kinh tế thị trường, nhà nước có nhiệm vụ bảo đảm xây dựng luật pháp minh bạch và nghiêm minh nhằm tạo điều kiện cho người đầu tư thuận tiện làm ăn, tham gia cạnh tranh

read more »

29.03.2012

Giáo dục tư hay công nhìn từ góc độ lý thuyết kinh tế[1]

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Vũ Quang Việt

Nguồn: tapchithoidai.org

 

Phải chăng giáo dục là sản phẩm như bất cứ một sản phẩm nào đó trên thị trường, do đó việc cung cấp tùy thuộc vào cung cầu trên thị trường? Đây là vấn đề đang được bàn cãi ở Việt Nam. Những quan điểm bày tỏ trên báo chí hiện nay hầu hết là phát biểu ý kiến chủ quan cá nhân, hoặc mới chỉ dựa vào kinh nghiệm của các nước nhưng chưa dựa vào cơ sở lý thuyết kinh tế.

read more »

22.02.2012

Những vấn đề từ “sở hữu toàn dân”

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Vũ Quang Việt

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn

(TBKTSG) – Tôi rất đồng ý với GS. Võ Tòng Xuân về việc đặt lại quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai, tài nguyên, và rừng biển (bài Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào vấn đề đất đai – TBKTSG số ra ngày 9-2-2012). Đây là điều tôi cũng suy nghĩ từ lâu nay nhân dịp này xin trao đổi những suy nghĩ sơ lược dưới đây. Những điều này cần được nhiều người cùng phân tích sâu hơn.

read more »

13.01.2012

Vấn đề bóc lột lao động nhìn từ lý thuyết thặng dư của Marx và kinh tế hiện đại -phần III-

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Vũ Quang Việt[1]

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thặng dư và vấn đề bóc lột lao động

Lý thuyết kinh tế tân cổ điển (neoclassical theory) đã chứng minh rằng trong thị trường cạnh tranh toàn hảo, lợi nhuận vượt mức lãi để dành theo định nghĩa ở trên (coi bảng 1) bằng không (zero). Do đó một nền kinh tế thị trường có cạnh tranh toàn hảo không có bóc lột lao động

read more »

12.01.2012

Vấn đề bóc lột lao động nhìn từ lý thuyết thặng dư của Marx và kinh tế hiện đại -phần II-

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Vũ Quang Việt

Chế độ xã hội chủ nghĩa dựa trên công hữu nhà nước đã phá sản. Sự phá sản này cho thấy rõ rằng thể chế xã hội không chỉ xây dựng trên cơ sở kinh tế, mặc dù cơ sở kinh tế là quan trọng nhất. Thể chế xã hội còn xây dựng trên quyền lực, đặc biệt là tham vọng quyền lực, trong đó việc sử dụng quyền lực cá nhân hoặc tập thể một cách độc đoán đã đưa đến nhiều thảm hoạ cho con người

read more »

11.01.2012

Vấn đề bóc lột lao động nhìn từ lý thuyết thặng dư của Marx và kinh tế hiện đại -Phần I-

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Vũ Quang Việt[1]

Lý thuyết giá trị thặng dư đã được Marx sử dụng để phân tích kinh tế tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản hoạt động với rất ít các định chế ràng buộc, kiểm soát và can thiệp của nhà nước.[2] Cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929-30, kéo dài đến thế chiến lần thứ hai đã khiến các nhà kinh tế đặt lại vai trò của nhà nước đối với chế độ tư bản này.

read more »

04.01.2012

Phương pháp định giá các sản phẩm mang tính độc quyền

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Vũ Quang Việt

 

Ở một nền kinh tế thị trường, hầu hết giá cả mang tính cạnh tranh, thuận mua vừa bán, không có sự kiểm soát hay kiềm chế của nhà nước ở mức vi mô, tức là ở cấp độ từng sản phẩm, dù là giá gạo, giá điện hay giá xăng dầu thiết yếu cho đời sống của người dân và nhà sản xuất.

read more »

02.01.2012

Để cải cách cần rút ra bài học từ những cuộc khủng hoảng kinh tế

bởi tuonglaivietnam

Hình minh họa

Tác giả: Vũ Quang Việt

Có thể chia ra hai loại khủng hoảng: khủng hoảng cơ cấu và khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng cơ cấu thường mang tính dài hạn, khó cứu chữa và ngay cả tính chất của nó cũng khó xác định. Có người coi kinh tế Mỹ hiện nay ngoài khủng hoảng tài chính còn rơi vào khủng hoảng cơ cấu.

read more »