Archive for ‘GIÁO DỤC’

28.10.2012

Để có một nền giáo dục – khoa học hiện đại, cần một nền văn hóa khai phóng

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Phạm Xuân Yêm

Nguồn: boxitvn.net

GS Phạm Xuân Yêm là nhà khoa học vật lý lý thuyết mà tên tuổi quen thuộc với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới từ mấy chục năm nay; ông cũng là một cộng tác viên gần gũi của BVN. Gần đây, tạp chí Văn hóa Nghệ An có bài phỏng vấn ông về những điều kiện để phát triển văn hóa và khoa học của một nước, nhân Hội nghị 6 của BCH trung ương ĐCSVN vừa kết thúc. Tinh thần chung của bài trả lời mà chúng tôi nắm được là: văn hóa và khoa học, bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, bao giờ cũng là một lĩnh vực đòi hỏi phải có tự do và dân chủ để phát huy sáng tạo, nó chống lại mọi sự áp đặt bởi độc tôn, chuyên quyền. Thể chế hiện nay ở Việt Nam không có những điều kiện đó nên văn hóa, giáo dục và khoa học đều đang trong tình trạng lẹt đẹt thậm chí có mặt sa sút so với chặng đường trước, và đó là một thực trạng vô cùng đáng tiếc cho một dân tộc lẽ ra đã có thể cất cánh sánh vai cùng nhiều nước trong khu vực.

read more »

22.10.2012

Thay đổi tư duy giáo dục

bởi tuonglaivietnam

Tác giả:Hoàng Tụy

Nguồn: viet-studies.info

Giáo dục đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Chỉ có cải cách giáo dục toàn diện, triệt để mới đáp ứng yêu cầu khẩn thiết của cuộc sống, chứ không thể tiêp tục đổi mới liên miên nhưng vụn vặt, chắp vá, hao tốn tiền của, công sức mà rốt cục gần như quay về điểm xuất phát, với triền miên những khó khăn, bế tắc kéo dài không dứt.

read more »

01.10.2012

Giáo dục về đạo đức và xã hội

bởi tuonglaivietnam

Bài thuyết trình của Bác Sĩ Maria Montessori, tại Đại Hội Nghị Montessori, Edinburgh năm 1938

Nghiem P. M dịch

Trong vấn đề đạo đức, có một sự mơ hồ tương tự như trong vấn đề về tự do. Trên hết, đạo đức thường được xem là cái gì biến thiên theo các thời đại và điều kiện của đời sống, nên rất khó mà tiên đoán được trong giáo dục.

Ngày nay, người ta thường xem việc bàn luận về đạo đức hoặc tôn giáo là một chuyện cổ lổ xỉ và lỗi thời. Thật vậy, vào thời đại này, người ta cảm thấy rằng nhằm tôn trọng ý kiến của người lớn, ta không nên cho trẻ em có ý kiến.Thật là lạ lùng và vô lý khi ta nghĩ rằng để tôn trọng cảm nghĩ của người lớn, chúng ta phải  tước bỏ một sự hổ trợ rất cần thiết đối với trẻ em.

read more »

29.09.2012

“EM BIẾT CÁCH HỌC” – Báo cáo tại Hội thảo công bố sách giáo khoa tiểu học 2012 của nhóm Cánh Buồm (tổ chức ngày 6 tháng 10-2012 tại L’Espace Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội)

bởi tuonglaivietnam

Phạm Toàn

Hôm nay tại Hội trưởng này[1], lần thứ tư trong bốn năm, dịp này nhóm biên soạn sách giáo khoa Cánh Buồm vui mừng báo cáo trước toàn xã hội những cuốn sách tiểu học nhóm đã hoàn thành, bao gồm:

–     Sách Tiếng Việt (lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4  lớp 5);

–     Sách Văn (lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4  lớp 5);

–     Sách Lối sống (lớp 1, lớp 2, lớp 3);

–     Sách Tiếng Anh (lớp 1, lớp 2);

–     Sách Khoa học và Công nghệ (lớp 1).

read more »

27.09.2012

Những cách ép học phản khoa học

bởi tuonglaivietnam
Tác giả: Lương Mỹ
Theo Gia Đình

Mới đầu năm học, nhiều trẻ em đã vùi mình trong đống bài tập ở lớp, vừa phải học thêm học nếm cho bằng bè bạn nhưng bố mẹ vẫn chưa hài lòng.

Nhiều vấn đề về cách giáo dục cho trẻ đã được đưa ra thảo luận tại buổi tọa đàm “Giải pháp cải thiện khả năng học hỏi ở trẻ” vừa được tổ chức ở Hà Nội và TPHCM.

read more »

26.09.2012

Gạch nối giữa giáo dục và tự do

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Alan Phan

Nguồn: BLOG CỦA ALAN

Hôm nay một cuộc khảo sát trên tờ tạp chí khoa học Health Affairs xác nhận “giáo dục” là yếu tố quan trọng trong dự đoán số tuổi của con người. Một người xong đại học có tuổi thọ khoảng 10 năm lâu hơn là một người chỉ mới học xong trung học (kiểu ra chợ mua bằng cấp ở VN không tính).

Tôi thường nghĩ là người làm việc lao động linh hoạt hơn với cơ bắp và không phải bận rộn với suy tư, áp lực từ trí tuệ chắc phải sống lâu hơn.

read more »

16.09.2012

Văn hóa đọc của giới trẻ: Có xuống cấp?

bởi tuonglaivietnam

Theo KT&DT

Ngày nay, có quá nhiều thành viên thế hệ @ thích dùng đồ ăn nhanh, những cuốn sách đọc lướt, quán Net siêu tốc với những “quả” game online giết thời gian, nhưng thời gian dành cho việc đọc thì hầu như có rất ít các bạn trẻ bố trí cho mình…

Không ít người trong số chúng ta quan niệm rằng, đọc đơn thuần chỉ là một hình thức để tiếp nhận thông tin. Quan niệm đó tuy không sai nhưng thực sự chưa đầy đủ. Ðọc được xem là một trong những loại hình văn hoá.

Văn hoá đọc ở đây không chỉ dừng lại ở kỹ năng đọc mà hiểu rộng hơn đó chính là văn hoá tích luỹ thông qua cả kỹ năng nghe, nhìn. Tuy nhiên, văn hoá đọc của giới trẻ hiện nay lại là vấn đề đáng quan ngại của toàn xã hội, cũng như những người có tâm huyết với nó.

read more »

10.09.2012

Suy nghĩ cuối hè

bởi tuonglaivietnam

Tác Giả: TS Phạm Ngọc Cương

Theo blog Trương Duy Nhất

“Cuối hè. Không ít gia đình phải nghĩ đến chuyện trường lớp. Học và kiếm tiền là chuyện dài và còn thiết thân với nhiều người. Trong hai chuyện đó cái nào khó? Thực chả có chuyện nào là khó cả nếu đích chỉ là học cho qua quít hay lượm vài đồng bạc lẻ thì ngay con nít ở đâu cũng thường làm được. Mọi cái chỉ khó dần nếu ta muốn tìm cách đi cho bài bản hướng đến đỉnh mà thôi”

read more »

04.09.2012

Một ước vọng giáo dục hiện đại

bởi tuonglaivietnam

GS. Alain Fenet

Tác giả: Alain Fenet / Phạm Anh Tuấn dịch

Nguồn: tiasang.com.vn

Bài viết của GS. Alain Fenet về bản báo cáo “Sách giáo khoa như là một ước nguyện hiện đại hóa nền giáo dục của Việt Nam” của nhóm Cánh Buồm.

Các bộ sách giáo khoa chính là phương tiện đầu tiên được nhóm Cánh Buồm dùng cho ví dụ cụ thể trực quan nói trên “nhằm mục đích giải thích cho toàn xã hội hiểu được cơ sở lý luận của nguyên tắc hiện đại hóa giáo dục”.

read more »

01.09.2012

Quỹ Khuyến Học Việt Mỹ (VASF) và Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (CESR) – Tin Loan Báo

bởi tuonglaivietnam

Tin Loan Báo

Quỹ Khuyến Học Việt Mỹ (VASF-Vietnamese American Scholarship Fund) và Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (CESR- Center for the Encouragement of Self-Reliance) hợp tác loan báo ý định đóng góp từ 1 ngàn USD tới 10 ngàn USD cho quí hội trong VA-NGO Network, các hội NGO khác khắp nơi, cá nhân hoặc một nhóm người trong hoặc ngoài nước Việt Nam, để khuyến khích và thách đố quí vị  làm việc nhiều hơn giúp người Việt có nhu cầu.

Sự đóng góp này sẽ thực hiện trước ngày 15 tháng 12, 2012, với tổng ngân khoản là 400 ngàn USD

read more »

31.08.2012

Giáo dục trước hết là tự giáo dục

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Theo Bùi Trân Phượng/ DNSG cuối tuần

Nguồn: vietnamnet.vn

Suy thoái nghiêm trọng về đạo đức xã hội là điều không còn gì bàn cãi, thực tế đã quá hiển nhiên. Nhưng có phải vì vậy mà chúng ta cứ triền miên kêu ca, song vẫn mặc nhiên chấp nhận? Thực trạng này càng không thể dung dưỡng trong giáo dục, nếu chúng ta muốn nó vẫn còn là giáo dục.

read more »

30.08.2012

Tọa đàm và tập huấn về Phương pháp Giáo dục Montessori trong Giáo dục Mầm non tại Tp. HCM

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Nghiêm Phương Mai

Vào hai ngày 23/07 và 24/07/2012 vừa qua, Hiệp hội Montesssori Quốc tế, Association Montessori Internationale  (AMI) phối hợp với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (USSH), thuộc Đại Học Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học và tập huấn về phương pháp giáo dục Montessori ở tuổi mầm non.

Association Montessori Internationale  là tổ chức phi chinh-phủ, có đại diện tại Liên Hiệp Quốc và hoạt động phối hợp với UNESCO.

read more »

21.08.2012

Hướng tới một nền giáo dục thực sự đổi mới

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Lê Trường Tùng

Nguồn: tiasang.com.vn

Bài viết nhấn mạnh vai trò then chốt của nguồn nhân lực cho phát triển – qua đó thấy rõ hơn tính cấp thiết của việc đổi mới cơ bản, toàn diện và đúng đắn nền giáo dục Việt Nam. Trong rất nhiều công việc có thể làm để thay đổi diện mạo giáo dục Việt Nam, bài viết đặc biệt nhấn mạnh bốn công việc: kiến trúc lại hệ thống giáo dục, giải quyết vùng trũng tiếng Anh, tài chính – xã hội hóa giáo dục, và đưa CNTT vào giáo dục.

read more »

10.08.2012

Việc tìm tòi học hỏi và nền giáo dục của người Việt (I)

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Vương Trí Nhàn

Nhắm mắt bắt chước điều không hay của cổ nhân và ngại thay đổi

Người nước chúng ta sự tính lợi hại xét hơn thua không rõ, cứ người sau thì làm theo những điều người trước hay làm. Bởi vậy cho nên cả nước giàu không đặng giàu nhiều, nghèo thì nghèo đến đỗi không áo không quần mà thay, rồi mỗi mỗi cứ đổ lỗi cho trời cho số, cho ngày sinh tháng đẻ.

Cổ đạo (1) là những lẽ phải: có vua tôi, có cha con, có anh em, có vợ chồng, có bạn hữu; nếu người nay mà trái những điều đó mới mang tai (2).Chớ ví như đổi tục gian ra ngay, tục làm biếng ra siêng, đổi dối ra thiệt, tục nghịch ra thuận, tục ngu ra trí, tục hèn ra sang, tục dơ ra sạch, tục vụng ra khéo, tục trược (3) ra thanh, đổi như vậy thì là phải lắm.

read more »