Archive for Tháng Một, 2013

22.01.2013

Quý Đỗ – Người Trung Quốc Nghiên cứu Xã hội Công dân

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Quý Đỗ

Tại Trung Quốc, nhiều giới khoa học xã hội đã công khai thảo luận về vấn đề xã hội công dân từ thập niên 1980. Năm 1986, Trung ương Đảng Cộng Sản in tập sách “Hướng dẫn việc Xây dựng Nền Văn minh Tinh thần,” trong đó nhấn mạnh công tác “phát huy ý thức công dân xã hội chủ nghĩa.” Các học giả thấy một cơ hội tốt để bàn vấn đề ý thức công dân, vai trò của công dân. Tạp chí Thiên Tân Xã hội Khoa học (tức báo Khoa học Xã hội tại thành phố Thiên Tân) bàn đến khái niệm xã hội công dân, bắt đầu như một đề tài dịch một từ trong sách của Karl Marx.

read more »

18.01.2013

Xã hội dân sự như một khu vực thứ ba

bởi tuonglaivietnam

xahoidansuTác giả: Nguyễn Hưng Quốc

Nguồn: Blog / Nguyễn Hưng Quốc

Từ chỗ được hiểu là xã hội loài người nói chung, như một hình thức đối lập với trạng thái tự nhiên hoang dã, thời cổ đại và trung đại, xã hội dân sự dần dần được hiểu là một không gian sinh hoạt của các công dân trong mọi lãnh vực, từ kinh tế đến chính trị; sau đó, từ đầu thế kỷ 19, nó loại trừ dần yếu tố chính trị; và cuối cùng, từ đầu thế kỷ 20, loại trừ cả yếu tố thị trường kinh tế.

Như vậy, theo cách hiểu chung hiện nay, xã hội dân sự là xã hội trừ chính trị và trừ thị trường. Lý do, như Alan Wolfe chứng minh (1), cả chính trị lẫn thị trường đều là những lực lượng tàn phá. Trong chính trị, con người không được đối xử như những con người thực sự và toàn diện: Họ chỉ được nhìn như những kẻ cai trị và những người bị trị

read more »