Archive for Tháng Ba, 2012

31.03.2012

Phát triển giáo dục: vai trò của học phí, trách nhiệm nhà nước và khả năng ngân sách nhà nước

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Vũ Quang Việt

Nguồn: tapchithoidai.org

Đây là bài thứ ba trong ba bài tác giả viết liên quan đến cải cách giáo dục ở Việt Nam. Bài thứ ba này tập trung vào phân tích vai trò và trách nhiệm của nhà nước.

Bài viết cho rằng bất cứ một xã hội thị trường nào hiện nay, dù theo bất cứ khuynh hướng xã hội nào, giáo dục cho trẻ em vị thành niên là trách nhiệm của nhà nước, và hầu hết các nước có điều kiện kinh tế đều miễn phí giáo dục phổ thông

read more »

30.03.2012

Dự báo thay vì đặt chỉ tiêu

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: TS Vũ Quang Việt

Chỉ tiêu tăng GDP hàng năm, thậm chí bình quân năm năm, mang tính pháp lệnh, là điều không có trong bất cứ một nền kinh tế thị trường nào.

Trong cơ chế kinh tế thị trường, nhà nước có nhiệm vụ bảo đảm xây dựng luật pháp minh bạch và nghiêm minh nhằm tạo điều kiện cho người đầu tư thuận tiện làm ăn, tham gia cạnh tranh

read more »

30.03.2012

Inequality Undermines Democracy

bởi tuonglaivietnam

By EDUARDO PORTER

The New York Times

Americans have never been too worried about the income gap. The gap between the rich and the rest has been much wider in the United States than in other developed nations for decades. Still, polls show we are much less concerned about it than people in those other nations are.

read more »

29.03.2012

Biến đổi khí hậu tác động đến đại dương gây thiệt hại 2.000 tỷ đô la/năm

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Trọng Thành

Nguồn: viet.rfi.fr

Theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố ngày hôm qua của Viện Stockholm Environnement Institute, nếu không có gì làm hãm lại tác động của việc trái đất nóng lên đến biển cả, thiệt hại từ đây đến năm 2100 sẽ là khoảng 2.000 tỷ đô la/năm. Tuy nhiên, theo người phụ trách nhóm nghiên cứu, đây mới chỉ là phần nổi của các thiệt hại. 

read more »

29.03.2012

Giáo dục tư hay công nhìn từ góc độ lý thuyết kinh tế[1]

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Vũ Quang Việt

Nguồn: tapchithoidai.org

 

Phải chăng giáo dục là sản phẩm như bất cứ một sản phẩm nào đó trên thị trường, do đó việc cung cấp tùy thuộc vào cung cầu trên thị trường? Đây là vấn đề đang được bàn cãi ở Việt Nam. Những quan điểm bày tỏ trên báo chí hiện nay hầu hết là phát biểu ý kiến chủ quan cá nhân, hoặc mới chỉ dựa vào kinh nghiệm của các nước nhưng chưa dựa vào cơ sở lý thuyết kinh tế.

read more »

28.03.2012

Bệnh nan y của ngành y

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Đào Tuấn

Nguồn: blog Đào Tuấn

Y học cổ truyền liệt lao, cùng với phong, cổ (cổ chướng), lại (ung thư) là “tứ chứng nan y”, là “thầy thuốc bỏ đi, trống kèn kéo tới”. Nhưng dù là bệnh gây tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm, từ những năm 80 của thế kỷ trước, đã có thuốc trụ sinh đặc biệt dành cho căn bệnh này và đặc biệt, bệnh lao có thể chữa khỏi hẳn.

read more »

28.03.2012

DIKE BUILDING AND AGRICULTURAL TRANSFORMATION IN THE MEKONG DELTA, VIETNAM: DILEMMAS IN WATER MANAGEMENT

bởi tuonglaivietnam

Dr Charles Howie

Visiting Fellow, Royal Agricultural College, Cirencester
Adviser, Faculty of Agricultur and Natural Resources
An Giang University, Long Xuyen, Vietnam

read more »

27.03.2012

Hỡi anh đi đường cái quan

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Thái Công Tụng

Con đường cái quan, chạy dài từ Bắc vô Nam, xuyên qua các đồng bằng duyên hải miền Trung, xuyên đèo, qua suối, với câu hát trữ tình và trêu ghẹo:

Hỡi anh đi đường cái quan

Dừng chân đứng lại  em than đôi lời

Đi đâu vội lắm ai ơi

Công việc đã có chị tôi ở nhà

read more »

27.03.2012

Biến đổi khí hậu toàn cầu và Đồng Bằng Sông Cửu Long

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Phạm Phan Long P.E , Ngô Minh Triết S.E

Nguồn: vietecology.org

Theo tường trình của Chương trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) về Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu (Global Climate Change – GCC) dân cư sống trong các nước đang phát triển sẽ phải gánh chịu 79 lần tai họa nhều hơn so với dân cư các nước đã phát triển. Các khảo cứu khoa học về biến đổi khí hậu

read more »

26.03.2012

Đất và con người

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: TS Thái Công Tụng

Đất ra đời cùng với sự sống nghĩa là từ lâu lắm, trước khi loài người xuất hiện . Và từ khi loài người hiện hữu thì đất đã cưu mang con người . Nếu sống gần đất phì nhiêu thì kinh tế phồn thịnh, dân tình ấm no, văn hoá nẩy nở . Nhiều nền văn minh điêu tàn vì đất kiệt quệ, nghèo nàn .Các nền văn minh nhân loại cũng từ vùng đất phù sa phì nhiêu như dọc sông Nil, sông Tigre và Euphrate ở Trung Đông, sông Hồng ở Việt Nam, sông Hoàng Hà và Dương Tử ở Trung Quốc, sông Hằng ở Ấn Độ

read more »

26.03.2012

Giải pháp “Giấu bụi dưới thảm”

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: Alan Phan

Nguồn: gocnhinalan.com

Nhờ vài viên aspirin, bệnh nhân đã quay lại sở làm việc, nhưng cái ung thư trong gan ruột vẫn chờ ngày giải phẩu. Đây là chiến thuật mà người phương Tây gọi là “giấu bụi dưới thảm” (swept under the rug) hay “đá cái thùng (rác) xuống cuối đường” (kick the (trash) can down the road). Tạm ổn, nhưng một ngày nào đó, trong nhiệm kỳ mới, có lẽ một người nào khác sẽ phải làm cái việc dơ bẩn là hốt bụi hay đổ rác.

read more »

24.03.2012

Loại Bỏ Bệnh Lao Trong Đời Mình

bởi tuonglaivietnam

Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức

@IVNF -Sức khỏe

Ngày 24 tháng Ba của mỗi năm đã được Cơ Quan Y tế Thế giới chọn là “TB Day”.
Chủ đề năm 2012 của Tuberculosis Day là “Stop TB in My Lifetime”. Vì bệnh Lao vẫn còn là một bệnh có sức tàn phá rất mạnh. Thống kê năm 2008 cho hay trên thế giới có trên 1.3 tỷ người bị nhiễm, 15 triệu người mang bệnh và số tử vong mỗi năm lên tới 2.5- 3 triệu.

read more »

23.03.2012

Trần Văn Đạt, Ph. D. – TÌNH TRẠNG SẢN XUẤT, THƯƠNG MẠI VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO THẾ GIỚI, 2011-12

bởi tuonglaivietnam

Năm 2011, tình trạng sản xuất lương thực thế giới, chủ yếu ngũ cốc như lúa mì, lúa gạo và bắp được củng cố, đạt đến 2.325 triệu tấn hay tăng 3,7% so với 2010 (1) dù khí hậu bất thường xảy ra tại mốt số địa phương. Riêng lúa gạo là lọai thực phẩm quan trọng cho hơn 3,5 tỉ người hay trên 50% dân số thế giới. Năm nay, ngành ngũ cốc này có hai chuyển biến lớn: Chính phủ Thái Lan tăng giá gạo nội địa để giúp nông dân có đời sống tốt hơn và Ấn Độ bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu lọai gạo thường dùng (không thơm Basmati) để thanh lý kho vựa, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường thế giới.  Hàng năm tình trạng sản xuất và thương mại lúa gạo thế giới bị chi phối bởi các yếu tố chính sau đây

read more »

23.03.2012

“Căn bệnh giáo dục phải được bắt mạch có phương pháp, xác định đúng lỗi hệ thống mới có cơ may chạy chữa”

bởi tuonglaivietnam

Nguyễn Đăng Hưng trả lời phỏng vấn – Phan Văn thực hiện

Nguồn: http://vanhoanghean.vn

Lăn lộn gần hai thập niên tại Việt Nam, dần dần tôi nắm bắt được lý do của tình trạng tụt hậu của nền giáo dục quốc dân. Lỗ hổng lớn nhất là thiếu một công trình sư có tư duy và tầm nhìn phù hợp với nền giáo dục một nước đang trên đường phát triển. Từ ngày GS Tạ Quang Bửu không còn tại chức nữa, khúc quanh giáo điều đã xuất hiện dẫn đến những hệ lụy vô cùng to lớn kéo dài cho đến ngày nay

read more »